Những hiểu lầm của người Việt về máy rửa bát

Máy rửa bát tốn nước

Dùng máy rửa tiết kiệm nước hơn nhiều so với rửa bằng tay (bên phải). 

Dùng máy rửa tiết kiệm nước hơn nhiều so với rửa bằng tay (bên phải). 

Khi nhìn vào máy rửa bát liên tục phun nước trong quá trình hoạt động, nhiều người dùng tin rằng cỗ máy này chắc chắn tốn nước hơn rửa bằng tay. Tuy nhiên, theo Cnet, mức tiêu thụ thực tế lại hoàn toàn khác. Các thử nghiệm cho thấy người dùng có thể tốn khoảng trên 30 lít nước với gia đình khoảng 4 người ăn trở lên. Nếu công đoạn tráng khoảng 2 đến 3 lần và sử dụng kiểu xả đầy bồn rửa, lượng nước tiêu thụ có thể lên đến 100 lít. 

Một máy rửa đạt chứng nhận Energy Star có thể chỉ tốn khoảng 11 lít nước, bằng khoảng một phần ba lượng nước so với rửa bằng tay cho lượng bát, cốc tương đương. Các máy đạt chứng nhận này cũng được Hội đồng bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (Mỹ) đánh giá tiết kiệm được khoảng 18.900 lít nước mỗi năm cho một gia đình.

Máy rửa bát tiết kiệm nước hơn nhiều do nước được phun với áp lực lớn, điều kiện nhiệt độ cao và tập trung hơn. Ngày nay, máy rửa bát ngày càng tiết kiệm nước hơn nhờ công nghệ và tiêu chuẩn mới. Ví dụ, các máy đạt tiêu chuẩn sau năm 1994 tốn ít nước hơn so với trước đó khoảng 37 lít nước mỗi lần rửa. Các máy đạt chứng nhận sau năm 2013 đều có lượng nước tiêu thụ tối đa là 18,9 lít nước mỗi lần rửa. 

Máy rửa bát tốn điện

Máy rửa bát làm ấm nước tối ưu hơn khi rửa bát bằng tay sử dụng bình nước nóng. 

Máy rửa bát làm ấm nước tốt hơn khi rửa bát bằng tay sử dụng bình nước nóng. 

Đây là quan niệm ngay cả nhiều người dùng tại Mỹ cũng hiểu sai về máy rửa bát. Để có bát đũa sạch hoàn toàn, khi rửa bằng tay, người dùng cũng cần phải sử dụng nước nóng. Điện năng tiêu thụ vì vậy phải tính bao gồm cả chi phí cho máy nước nóng. Với máy rửa bát, hầu hết đều có máy sưởi bên trong giúp làm ấm nước hiệu quả hơn máy nước nóng. Các máy có chứng nhận Energy Star có thể tiết kiệm một nửa chi phí so với rửa bằng tay thông thường kết hợp dùng máy nước nóng, theo Cnet

Tại Việt Nam, không nhiều người có thói quen sử dụng nước nóng để rửa bát hoặc nếu có, chỉ là khi sử dụng vào mùa lạnh để trôi vết bám bẩn như dầu mỡ. 

Rửa bát bằng tay mới sạch

Máy rửa bát thực tế có thể làm sạch hơn nhiều lần so với bằng tay nhờ hệ thống vòi phun áp lực cao. Các máy rửa cũng sử dụng nước nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C để làm sạch nên khả năng khử khuẩn tốt hơn đáng kể. Trong khi đó, tay người không thể chịu được nước ở nhiệt độ này trong thời gian dài.

Phải rửa bằng tay trước khi cho vào máy rửa bát mới sạch

Khuyến cáo duy nhất khi sử dụng máy rửa bát là phải dọn dẹp những mẩu thức ăn lớn vào thùng rác. Với những mẩu thức ăn nhỏ, các máy rửa bát hiện nay đều có khả năng xử lý mà không cần đến bàn tay của con người. Việc "tráng qua" bát đũa trước khi cho vào máy như quan niệm của nhiều người Việt cũng là điều không cần thiết. 

Phải rửa nhiều bát mới cần đến máy

Suy nghĩ này không sai hoàn toàn. Trang Cnet cũng lưu ý các mức tiêu hao so sánh được đánh giá dựa trên lượng bát, cốc đủ lấp đầy một máy rửa bát. Vì vậy người dùng cần lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu gia đình, tránh lãng phí. 

Hiện nay nhiều dòng máy mới có tính năng rửa nửa tải, chỉ tiêu tốn khoảng 6 đến 7 lít nước khi người dùng chọn mức bát đũa ít. Một số máy còn có tính năng "rửa cộng dồn" khi chỉ rửa sơ ở bữa thứ nhất, sau đó mới chạy đủ chu trình khi được lấp đầy bát đũa. 

Hoài Anh

Hiện chưa có bình luận nào

Những hiểu lầm của người Việt về máy rửa bát "Những hiểu lầm của người Việt về máy rửa bát" đạt  Những hiểu lầm của người Việt về máy rửa bátIHAPPYTốn điện, tốn nước và không sạch là những quan niệm của nhiều người dùng Việt Nam khi nghĩ đến việc sắm máy rửa bát. false
4.9/5 dựa trên 56 người đánh giá.
GỬI BÌNH LUẬN